SINH VIÊN KHOA BÁO CHÍ V& TRUYỀN THÔNG HỌC MÔN “CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM ” NHƯ THẾ NÀO?

MỤC TIÊU MÔN HỌC

Về kiến thức, môn Cơ sở văn hóa Việt Nam trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về văn hóa và văn hóa Việt Nam, giúp sinh viên nhận thức được các đặc trưng, các qui luật hình thành và phát triển của văn hóa Việt Nam. Về kỹ năng, sinh viên biết vận dụng những kiến thức về văn hóa và văn hóa Việt Nam trong quá trình làm công tác truyền thông, đặc biệt là những sản phẩm truyền thông thuộc mảng văn hóa, văn nghệ. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm, sinh viên có ý thức cao về bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam , góp phần bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc thông qua công tác truyền thông.

NỘI DUNG MÔN HỌC

Môn Cơ sở văn hóa Việt Nam trao cho sinh viên những khái niệm cơ bản của văn hóa học như: Văn hóa, văn minh, văn vật, văn hiến... cũng như  hiểu được cấu trúc của một nền văn hóa. Sau đó sinh viên sẽ tìm hiểu về các thành tố của văn hóa Việt Nam bao gồm: Văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức và văn hóa ứng xử. Thông qua đó sinh viên nắm được những điểm cơ bản về bản sắc của văn hóa Việt Nam, tiến trình lịch sử văn hóa Việt nam từ truyền thống đến hiện đại, quá trình tiếp biến và giao lưu văn hóa với Trung Hoa và các nước trong khu vực, với phương tây và các nước trên thế giới.

Ngoài việc tìm hiểu về lý thuyết, sinh viên sẽ có những trãi nghiệm thực tế để khám phá những nét văn hóa vật chất và tinh thần phong phú và đa dạng. Các bạn học cách têm trầu cánh phượng, tập nấu những món ăm đậm chất dân dã.... Tuy thành phẩm chưa phải là hoàn hảo nhưng đó là một cách  để các bạn trẻ tìm lại khẩu vị ẩm thực truyền thống, giữ gìn ngọn lửa nhỏ trong những nếp nhà .

Lớp 17CĐBC1 têm trầu cánh phượng

Lớp 18CĐBC3 sân khấu hóa chợ nổi miền tây Nam bộ

Lớp 21 CDPR làm bánh xèo

Mặt khác, các bạn sinh viên còn tham gia diễn xướng  các loại hình nghệ thật dân gian. Với kiến thức về 6 vùng văn hóa Việt Nam, các bạn sinh viên  sinh ra và trưởng thành trong thời đại 4  sẽ lần lượt khám phá những bản sắc văn hóa đặc sắc. Kiến thức về cơ sở hình thành của các loại hình nghệ thuật dân gian như  đờn ca tài tử, hát ả đào, hát chầu văn … đánh thức mạch nước ngầm về tinh thần hướng về nguồn cội, xây dựng một tình yêu và lòng tự hào với văn hóa dân tộc. Ở một chừng mực nào đó, cho phép sinh viên có cái nhìn so sánh các giá trị văn hóa dân tộc Việt Nam với các giá trị văn hóa các dân tộc khác, các giá trị văn hóa cổ truyền và các giá trị văn hóa đương đại…

Lớp 19CĐBC1 biểu diễn hát chầu văn

Lớp 19CĐBC3 biểu diễn đờn ca tài tử

Để áp dụng kiến thức văn hóa đã học vào chuyên ngành, các bạn sinh viên tập làm những sản phẩm media, khai thác các chủ đề khác nhau về văn hóa vật thể và phi vật thể. Các bạn đã dành thời gian tìm hiểu các sản phẩm media thuộc các thể loại khác nhau, học tập rút kinh nghiệm và bắt tay thực hiện những sản phẩm truyền thông quảng bá văn hóa Việt Nam. Trong hành trình còn mới mẻ này tuy còn nhiều những khó khăn nhưng cũng đã để lại cho các bạn những bài học quý giá.Tuy đây không phải là một bài tập bắt buộc, nó chỉ là một bài tập khuyến khích tinh thần sáng tạo của bạn nào thực sự muốn khám khám phá và thử sức nhưng cũng đã thu hút khá nhiều sinh viên lựa chọn.

Kết quả của hoạt động học tập này cũng rất đáng khích lệ và tự hào. Những sản phẩm dù được làm chỉnh chu hay thô sơ đều thể hiện không chỉ nhiệt tình mà còn là tiềm năng vô hạn của các bạn. Trong những ngày miệt mài đi qua những địa chỉ văn hóa khác nhau các bạn đã để lại những dấu chân tuy còn non nớt của mình nhưng lại đầy kiên định, thu hoạch được những kỷ niệm vui vẻ cùng bạn bè  kể cả những chuyện cười ra nước mắt. Tất cả đều vô giá và đáng trân trọng.

Nhóm 2 lớp CSVH2-21CĐTT làm media về bảo tàng áo dài

PHẠM VI ÁP DỤNG MÔN HỌC

Môn Cơ sở văn hóa Việt Nam là kiến thức cơ sở ngành để sinh viên có thể tiếp cận thực tế xã hội và thực hiện các tác phẩm truyền thông. Trọng tâm cần chú ý là giao lưu và phát triển văn hóa thông qua hoạt động truyền thông. Quá trình học tập sẽ giúp sinh viên vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn công tác truyền thông. Cụ thể là sinh viên sẽ khảo sát “chủ đề” của các sản phẩm truyền thông từ 3 góc độ: Không gian văn hóa, chủ thể -vật thể / phi vật thể và thời gian văn hóa. Bên cạnh đó sinh viên cũng sẽ tìm hiểu các giá trị nội dung của các sản phẩm truyền thông ,trong đó các hiện tượng văn hóa được nhìn từ góc độ truyền thống và từ góc độ hiện đại. Thông qua quá trình này sinh viên sẽ thấy rõ vai trò của báo chí và truyền thông đối với vấn đề bảo tồn bản sắc văn hóa và giao lưu phát triển văn hóa .

TỔ CHỨC NGOẠI KHÓA

Mục tiêu của hoạt động ngoại khóa là vận dụng các kiến thức đã học, tiếp cận các hiện tượng văn hóa trong thực tế . Kế hoạch ngoại khóa sẽ tùy vào  tình hình thực tế mà  chọn 1 địa điểm phù hợp. Dưới sự hướng dẫn và gợi ý của giảng viên sinh viên học tập các kỹ năng quan sát, tìm hiểu và thu thập tư liệu để bước đầu tiếp cận với việc nghiên cứu các hiện tượng văn hóa.

Lớp 18CĐBC3 giao lưu với các nghệ nhân đờn ca tài tử

Lớp 21CĐTT tham quan bảo tàng

Lớp 19CĐTT tham quan bảo tàng

Lớp 12BC tham quan bảo tàng

Lại Thị Hồng Vân